Category Archives: Khảo Sát Địa Hình

KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH

I. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT

– Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình.

– Đánh giá được cụ thể điều kiện địa hình tuyến cần khảo sát trên cơ sở đó đề xuất biện pháp thi công công trình.

– Xác định được tương đối chính xác khối lượng đào đắp công trình, phục vụ cho công tác thiết kế và thi công.

-Ngoài ra đối với các công trình quan trọng, trong quá trình thi công và khai thác công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún, nghiêng để đánh giá mức độ ổn định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép.

Với đội ngũ kỹ sư địa chất kinh nghiệm và công nhân tay nghề cao, Polycons chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng kết quả khảo sát có độ chính xác tin cậy nhất.

II. PHẠM VI KHẢO SÁT

1. Khảo sát địa hình:

Phạm vi khảo sát:

– Khống chế mặt bằng và khống chế độ cao.

– Đo bình đồ khu vực xây dựng.

– Đo trắc dọc, trắc ngang tuyến.

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

1. Khảo sát địa hình:

a. Công tác khống chế cao độ:

– Từ các điểm cao độ quốc gia hệ Hòn Dấu, đo truyền cao độ về công trình bằng tuyến thủy chuẩn hạng 3, đo đi và khép về khỏang 5Km.

– Cao độ quốc gia sẽ được đo truyền lên tất cả các điểm khống chế tọa độ trong khu vực.

– Thiết bị đo: máy thủy chuẩn quang học Leica NA2, độ chính xác 0.7mm/Km (dùng với mia thường) hay máy thủy chuẩn điện tử Leica DNA03 độ chính xác 0.9mm/Km (dùng với mia thường). Mia thủy chuẩn 4m.

– Tuyến thủy chuẩn hạng 3 sẽ được đo đi và về, sai số khép vòng ≤ 10√L (mm), L là chiều dài tuyến tính bằng Km.

– Tính tóan bình sai chặt chẽ theo phương pháp PVV = min.

b. Công tác khống chế mặt bằng:

b.1. Đo nối tọa độ quốc gia hệ VN2000 :

– Đo lập 2 điểm tọa độ quốc gia hệ VN2000 bằng GPS, độ chính xác tương đương với đường chuyền cấp 1 .

– Thiết bị đo máy GPS 1 tầng số, thời gian đo 1 ca là ~ 1giờ , độ chính xác 5-10mm.

b.2. Xây dựng lưới khống chế tọa độ khu vực :

– Từ 2 điểm GPS , lập 1 lưới tọa độ khu vực gồm 4 điểm đường chuyền cấp 2, bao trùm lên tòan bộ khu vực.

– Thiết bị đo : Máy Tòan đạc điện tử Leica TC1800 , độ chính xác đo góc 1”, độ chính xác đo cạnh 2mm +2ppm. Máy được kiểm nghiệm hiệu chỉnh chính xác, gương được đặt trên bộ đế có chiếu điểm quang học gắn trên chân máy.

– Phương pháp đo : Góc đo 2 vòng (thuận và đảo kính) , cạnh được đo 2 lần , có đo đi và đo về. Sai số đo góc ≤ 12” , sai số khép cạnh tương đối đạt 1/10.000.

– Cấu tạo mốc khống chế : cây sắt ф10 , dài 1.2m đóng sâu xuống đất , trên mặt đổ 1 khối bê tông kích thước 30x30cm , dầy 20cm , mốc cao bằng mặt đất .

– Tính toán bình sai chặt chẽ theo phương pháp PVV = min.

c. Đo vẽ bình đồ:

– Công tác đo bình đồ cao độ được thực hiện bằng máy Toàn đạc điện tử Leica TC405 , TC307.

– Các điểm chi tiết được đo bao gồm : đường, cột điện, cống, nhà , hàng rào… Điểm độ cao được đo trung bình ~5-10m/điểm. Các điểm địa hình và địa vật được vẽ theo ký hiệu bản đồ địa hình.

– Cao độ của hố ga, đáy cống trước mặt công trình:

– Bản vẽ hiện trạng của công trình sẽ được vẽ trên máy PC bằng phần mềm ACAD R2004.

d. Đo mặt cắt dọc:

Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật của công trình; khoảng cách các điểm đo phải tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy phạm; đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách và phải phản ánh được chiều dài công trình, khoảng cách và vị trí các mặt cắt ngang, các đặc điểm chính của công trình vv…

e. Đo mặt cắt ngang:

Khoảng cách các điểm đo chi tiết không được vượt quá 2¸3m; với địa hình đặc biệt khoảng cách các điểm đo có thể ngắn hơn. Đối với địa hình đặc biệt hoặc có sự thay đổi đột ngột thì đo theo địa hình đó không phân biệt khoảng cách. Các điểm đo chi tiết thể hiện được sự thay đổi địa hình, địa vật và các đặc điểm chính của công trình vv…

Đặt máy tại các cọc đã được xác định trên tuyến tiến hành đo các mặt cắt ngang tuyến : chú ý hướng đo của các mặt cắt phải vuông góc với công trình cần khảo sát, thiết kế:

f. Đúc và chôn mốc cao độ:

Cứ 100m chôn một mốc cao độ. Kích thước của mốc: 12x12x40 cm

2. Thiết bị sử dụng phục vụ công tác khảo sát địa hình:

Máy móc và các thiết bị phục vụ công tác khảo sát đều phải được kiểm nghiệm, kiểm tra đảm bảo các yêu cầy kỹ thuật cho công tác khảo sát địa hình.

Nội dung của công tác khảo sát địa hình bao gồm :

– Thu thập và phân tích những tài liệu về trắc địa – địa hình, địa vật đã có ở vùng (địa điểm) xây dựng;

– Khảo sát địa hình khái quát ở hiện trường;

– Xây dựng (phát triển) lưới trắc địa Nhà nước hạng 3 và 4, lưới khống chế đo vẽ, lưới thủy chuẩn hạng II, III và IV;

– Lập lưới trắc địa đo vẽ mặt bằng và độ cao;

– Đo vẽ địa hình, khi cần thiết chụp ảnh hàng không;

– Chỉnh biên bản đồ địa hình;

– Đo vẽ hệ thống công trình kĩ thuật ngầm;

– Lập lưới khống chế trắc địa của các công trình dạng tuyến;

– Thực hiện các công tác khảo sát địa hình phục vụ cho khảo sát địa chất công trình, khảo sát khí tượng thủy văn và các dạng khảo sát khác, kể cả công tác quan trắc trắc địa đặc biệt;

– Thực hiện các công tác về bản đồ.

2.3. Yêu cầu kĩ thuật của công tác khảo sát địa hình được lập theo quy định ở điều 1.9 của tiêu chuẩn này và cần bổ sung thêm :

– Các số liệu về hệ thống tọa độ và độ cao;

– Các số liệu về ranh giới vùng cần đo vẽ, có tính đến hệ thống công trình kĩ thuật ngầm dự kiến xây dựng

– Tỉ lệ đo vẽ và khoảng cao đều.

2.4. Mức độ cần thiết của công tác khảo sát khái quát ở hiện trường vùng (địa điểm) xây dựng phụ thuộc vào số lượng tài liệutrắc địa địa hình hiện có và kết quả phân tích những tài liệu ấy. Các kết quả phân tích tài liệu trắc địa đã có và khảo sát khái quát ở hiện trường phải được sử dụng để lập phương án kĩ thuật khảo sát trắc địa.

2.5. Phương án kĩ thuật khảo sát trắc địa được thành lập cần đảm bảo yêu cầu nêu ở các điều 1.9; 1.12; 1.13; 1.14 của tiêu chuẩn này và phải bổ sung những nội dung sau :

– Sơ đồ toàn khu vực có ranh giới vùng cần đo vẽ và phần mảnh bản đồ;

– Các số liệu về hệ thống tọa độ và cao độ;-Luận chứng các dạng và hạng (cấp) lưới trắc địa về thủy chuẩn, các phương án thiết kế lưới và dự tính độ chính xác của chúng;

– Luận chứng cho việc chọn tỉ lệ đo vẽ và khoảng cao đều (nếu như chúng không phù hợp với nhiệm vụ kĩ thuật);

– Cơ sở kĩ thuật và phương pháp thi công được áp dụng;

– Bản vẽ các mốc trắc địa đặc biệt (nếu như sẽ chôn các loại mốc đó);

– Công tác đo nối các công trình khai đào và các điểm thăm dò khác;

– Luận chứng về việc tiến hành các công tác trắc địa địa hình đặc biệt do các công tác khảo sát khác yêu cầu.

Trong phương án kĩ thuật khảo sát địa hình phải xác định thành phần và khối lượng của công tác ở ngoài hiện trường và trong phòng, có xét đến kết quả của công tác trắc địa đã thực hiện trước đây và đảm bảo yêu cầu của các quy phạm đo vẽ địa hình hiện hành.

2.6. Chỉ thành lập phương án kĩ thuật khảo sát trắc địa địa hình khi đo vẽ vùng có diện tích lớn hơn 50ha hoặc tuyến xây dựng dài hơn 25km. Đối với công trình có diện tích cần đo vẽ nhỏ hơn 50 ha hoặc tuyến có chiều dài dưới 25km chỉ cần lập nhiệm vụ sản xuất thay cho phương án kĩ thuật; nhưng nếu là công trình quan trọng, thì cũng phải lập phương án kĩ thuật.

2.7. Các điểm của lưới khống chế trắc địa Nhà nước hoặc lưới thủy chuẩn và lưới khống chế đo vẽ trắc điạ là cơ sở trắc địa đo vẽ địa hình. Các điểm của lưới khống chế trắc địa Nhà nước hạng 3 và 4, lưới khống chế trắc địa tăng dầy cấp 1 và 2 được xác định bằng các phương pháp lưới tam giác đo góc, lưới tam giác đo cạnh, lưới đường chuyền hoặc kết hợp giữa các phương pháp đó. Các điểm của lưới thủy chuẩn hạng II, III và IV được xác định bằng phương pháp đo thủy chuẩn hình học. Các điểm của lưới khống chế đo vẽ được xác định bằng các phương pháp đường chuyền kinh vĩ, lưới tam giác nhỏ đo góc, lưới tam giác nhỏ đo cạnh, lưới đường chuyền và kết hợp giữa các phương pháp ấy với nhau ; hoặc bằng phương pháp giao hội trắc địa và bố trí đường truyền thủy chuẩn kĩ thuật.

2.8. Khi công tác khảo sát địa hình cần bảo đảm độ chính xác rất cao thì phải lập lưới trắc địa chuyên dùng và phải thuyết minh rõ trong phương án kĩ thuật khảo sát trắc địa.

2.9. Công tác chôn mốc trắc địa phải đảm bảo các yêu cầu trong quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỉ lệ 1 : 5000 đến 1 : 500 do Cục đo đạc và Bản đồ Nhà nước ban hành và quy phạm về khảo sát trắc địa địa hình cho các dạng xây dựng chuyên ngành.

2.10. Các điểm trắc địa cố định (cột tiêu và tâm mốc của lưới tam giác đo góc, lưới tam giác đo cạnh và lưới đường truyền; dấu mốc của các điểm thủy chuẩn) đã được chôn mốc trong quá trình khảo sát địa hình phải được bàn giao cho Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố hoặc chủ đầu tư quản lí. Khi bàn giao phải lập biên bản theo mẫu quy định.

2.11. Khi tiến hành khảo sát trắc địa phải sử dụng tỉ lệ đo vẽ và khoảng cao đều như quy định ở bảng 1.

Việc chọn tỉ lệ đo vẽ và khoảng cao đều phải xét đến yêu cầu của các quy phạm về khảo sát cho các dạng xây dựng tương ứng và phải căn cứ vào mục đích sử dụng của bản đồ, loại nhà và công trình, giai đoạn thiết kế, mật độ của hệ thống công trình kĩ thuật ngầm, đặc điểm của vùng (địa điểm) xây dựng, mức độ trù phú của lãnh thổ, điều kiện thiên nhiên và đặc điểm địa hình của vùng (địa điểm) xây dựng.

2.12. Bản đồ địa hình được đo vẽ bằng các phương pháp đảm bảo yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm về khảo sát xây dựng. Những phương pháp đó là:

– Phương pháp đo vẽ ảnh lập thể;

– Phương pháp phối hợp;

– Phương pháp bàn đạc;

– Phương pháp toàn đạc ;

– Phương pháp kinh vĩ chụp ảnh;

– Phương pháp đo vẽ mặt bằng;

– Phương pháp đo vẽ mặt cứng (độ cao) và các phương pháp khác, kể cả kết hợp giữa các phương pháp trên với nhau.

Khi chọn các phương pháp đo vẽ địa hình phải dựa vào phụ lục 1.

Bảng 1 – Quy định sử dụng tỉ lệ đo vẽ và khoảng cao

2.13. Địa vật, địa hình trên bản đồ địa hình phải thể hiện theo các quy định hiện hành.

2.14. Các bản đồ địa hình cũ phải được chỉnh biên lại cho phù hợp với tình trạng hiện tại của địa vật và địa hình ngoài thực tế. ở những khu vực có sự biến đổi về địa vật và địa hình lớn hơn 35% so với bản đồ cũ, hoặc ở những nơi công tác đo vẽ trước đây không đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành thì phải tiến hành đo vẽ lại. Khi chỉnh biên bản đồ phải sử dụng tài liệu đo vẽ những thay đổi đã xảy ra, đo vẽ kiểm tra và đo vẽ bằng chụp ảnh từ trên máy bay.

2.15. Khi trên bản đồ còn thiếu hoặc vẽ không chính xác (theo các bản vẽ hoàn công) hệ thống công trình kĩ thuật ngầm thì phải tiến hành đo vẽ bổ sung, nội dung gồm :

– Thu thập và phân tích tài liệu hiện có;

– Khảo sát khái quát ở hiện trường;

– Đo vẽ mặt bằng, độ cao chỗ công trình ngầm lộ ra ngoài mặt đất;

– Khai đào các công trình kĩ thuật ngầm (khi cần thiết) và đo vẽ chúng ở nơi khai đào;

– Điều tra các công trình kĩ thuật ngầm trong các giếng và hố đào;

– Đo vẽ và điều tra các công trình kĩ thuật ngầm không lộ ra ngoài mặt đất bằng các thiết bị cảm ứng;

2.16. Khi chọn tuyến trắc địa của các công trình xây dựng dạng tuyến phải tiến hành theo trình tự sau:

– Chọn tuyến ở trong phòng trên cơ sở tài liệu trắc địa -địa hình đã có cũng như các tài liệu chụp ảnh từ máy bay;

– Khảo sát khái quát hướng của tuyến ở ngoài trời và chọn tuyến sơ bộ;

– Chọn tuyến chính thức tại thực địa;

– Đo vẽ địa hình của dải dọc theo tuyến (hoặc đo vẽ những biến đổi đã xảy ra để chỉnh biến bản đồ);

– Đo vẽ địa hình của những khu đất riêng biệt (chỗ có đường vượt, chỗ đường giao nhau v.v…)

– Chôn mốc ở các góc ngoặt và các điểm đóng hướng của tuyến.

2.17. Để phục vụ các công tác khảo sát địa chất công trình, khảo sát khí tượng thủy văn và các dạng khảo sát khác phải tiến hành công tác trắc địa để đưa từ bản vẽ ra thực địa và đo nối mặt bằng, độ cao các công trình thăm dò (hố khoan, hố đào v.v…) các điểm đo và điểm quan trắc khác (địa vật lí, địa chất thủy văn, thủy văn, địa chất công trình v.v…) ở vùng phát triển các quá trình và hiện tượng địa chất vật lí (các-tơ trượt lở, dòng lũ bùn đá v.v…), cũng như ở các vùng đang thi công các công trình thăm dò phải tiến hành công tác quan trắc đặc biệt bằng các phương pháp trắc địa và khi cần thiết phải tiến hành cả công tác đo vẽ đặc biệt.

2.18. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bản đồ địa hình có thể được thành lập ở dạng bản gốc hoặc bản in. Trường hợp cần thiết, trong phương án kĩ thuật khảo sát trắc địa còn phải dự kiến cả công tác thành lập bản đồ địa hình khái quát, tỉ lệ 1: 25.000 đến 1: 2.000. Khi đo vẽ khu đất nằm độc lập có diện tích nhỏ, các bản đồ gốc có thể vẽ bằng bút chì, nhưng phải được sự thỏa thuận của chủ đầu tư và cơ quan cấp giấy phép khảo sát. Trên các bản đồ này được phép dùng chữ để giải thích các địa vật thay cho kí hiệu.

2.19. Kết quả khảo sát trắc địa địa hình phải lập thành báo cáo kĩ thuật (bản thuyết minh), đảm bảo yêu cầu quy định ở các điều 1.27 và 1.28. Đồng thời phải giao nộp theo đúng những quy định ở điều 1.29 của tiêu chuẩn này.

Chúng tôi xin gửi tới quý khách hàng về đơn giá khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 cho khối lượng >1000ha đơn giá 900.000đ/ha. (Xin quý vị lưu ý đây là con số để quý vị tham khảo và hình dung – Để biết chính xác quý vị cần cung cấp đầy đủ đầu bài như khối lượng, yêu cầu kỹ thuật, địa điểm…)

HÃY LIÊN HỆ VỚI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG AN PHÚ VINA ĐỂ ĐƯỢC:

1) Tư vấn lập đề cương khảo sát miễn phí

2) Gửi báo giá cạnh tranh nhất

3) Tư vấn giải pháp nền móng chất lượng nhất.